Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mẻ, ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng của răng, tìm hiểu những nguyên nhân làm mẻ răng và quy trình trám răng bị mẻ.
Nguyên nhân khiến răng bị mẻ, vỡ
– Nguyên nhân bên ngoài: Đây là nguyên nhân chính dẫn tới răng bị vỡ mẻ. Các tác nhân bên ngoài gây mẻ răng phổ biến là do tai nạn, bệnh nghiến răng khi ngủ hoặc do cắn chặt và mạnh quá mức, mẻ do nhai những thức ăn không phù hợp, tác động nóng lạnh đột ngột hoặc những thức ăn đồ uống có tính axit ăn mòn làm mẻ răng.
– Nguyên nhân bên trong: Việc thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi trong men răng làm cho răng dễ bị phá vỡ hoặc quá trình sâu răng cũng làm ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt, vết mẻ.
Trong trường hợp răng khuyết thiếu kể trên mà tổn hại không quá nặng thì trám răng bị vỡ mẻ, sứt gãy là giải pháp phục hình hợp lý nhất cả về chi phí lẫn bảo tồn răng tự nhiên. Nếu được thực hiện với quy trình tiêu chuẩn Pháp cùng những bác sĩ có tay nghề cao thì vết trám sẽ duy trì được khá lâu từ 3-5 năm. Quy trình trám răng bị vỡ tại Nha khoa Paris được thực hiện theo công nghệ Laser Tech của Pháp, vừa đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như duy trì giá trị thẩm mỹ cho răng.
Chi tiết quy trình trám răng bị vỡ
Bước 1: Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân
Đầu tiên, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng khoang miệng, xem xét răng bị vỡ do nguyên nhân gì. Nếu vỡ do sâu răng thì phải chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp.
Bước 2: Nạo sạch vết sâu
Với những trường hợp răng bị sâu thì nạo sạch vết sâu để không để lại mầm mống gây bệnh sau khi điều trị là một bước không thể bỏ qua. Bằng thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo vét phần bị sâu trên răng để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Thông thường, khi trám răng bị mẻ, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp với chất liệu composite và tiến hành trám răng. Nếu chỗ vỡ của răng lớn và khó trám ngay tại phòng khám thì sau khi tạo hình xoang trám, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ tạo ra miếng trám một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính. Các loại chất liệu onlay, inlay bằng kim loại, vàng, composite hoặc sứ áp dụng cho phương pháp này.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa sâu răng hàm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét