Nhiều người cho rằng hôi miệng chỉ là do chăm sóc răng miệng không tốt, hay việc sử dụng một số thực phẩm gây nên, tuy nhiên không hẳn hôi miệng chỉ là 1 triệu chứng thông thường, có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Trước khi loại bỏ mùi hôi miệng thì việc xác định nguyên nhân tại sao bị hôi miệng là vô cùng cần thiết:
- Do thực phẩm, chăm sóc răng miệng: Đây là nguyên nhân thông thường mà đa phần những người bị hôi miệng đều biết, việc sử dụng các thực phẩm có mùi khó chịu bám trên răng khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Hay cách chăm sóc răng miệng và vệ sinh răng miệng không tốt khiến khoang miệng lưu lại mùi hôi.
Tìm hiểu 3 nguyên nhân gây hôi miệng
- Bệnh lý răng miệng: Đây là trường hợp khá nguy hiểm, hôi miệng do tác động của bệnh lý răng miệng như: Cao răng, sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng,... Không chỉ là mùi hôi khi tiếp xúc, trò chuyện mà còn tác động đến sức khỏe của người bị như: ảnh hưởng chức năng của răng, sâu răng gây đau nhức răng, chảy máu chân răng,...
- Bệnh về đường hô hấp: Hôi miệng cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết các căn bệnh về đường hô hấp của bạn như: Phổi, gan,... Xác định chính xác nguyên nhân để điều trị sớm bệnh hôi miệng.
Khử mùi hôi miệng như thế nào
- Khử mùi hôi miệng bằng phương pháp dân gian: Với những phương pháp dân gian thì để lại bỏ hôi miệng sẽ sử dụng những nguyên liệu hay thực phẩm có tính khử mùi cao.
+ Gừng: Có tính kháng khuẩn cao, vị cay và sát trùng rất tốt, gừng có thể nhai trực tiếp ngậm trong miệng 5 - 10 phút để khử mùi hôi
+ Chanh: Sử dụng trực tiếp nước cốt chanh bôi lên răng hoặc kết hợp chanh và mật ong để loại bỏ mùi hôi. Chanh chứa lượng axit vừa đủ để diệt khuẩn nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng khử mùi hôi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Loại bỏ bệnh lý răng miệng: Với trường hợp này chữa hôi miệng bằng cách nào tốt nhất, chuyên gia khuyên bạn trước hết hãy loại bỏ các bệnh về răng miệng.
+ Sâu răng: Tùy vào tình trạng sâu răng để lựa chọn phương pháp thực hiện, tuy nhiên trước hết nha sĩ sẽ nạo sạch vùng sâu trên răng, để sâu răng không tiếp tục ăn sâu vào trong.
+ Viêm nướu, viêm nha chu: Những bệnh ảnh hướng đến chân răng và nướu thì lấy cao răng là cách tốt nhất.
- Bệnh về đường hô hấp hay các cơ quan trong cơ thể ảnh hưởng, bạn nên đến cơ sở y tế được kiểm tra và điều trị khi có 1 số dấu hiệu như: Ợ hơi thường xuyên, ợ chua, khó thở, tức ngực,...
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng loại bỏ mùi hôi
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng khử mùi hôi
- Đánh răng: Dùng bản chải quá cứng và chải mạnh tay sẽ khiến chân răng và nướu bị tổn thương, nên lựa chọn các loại bàn chải mềm và thực hiện chải đều, nhẹ lên vùng răng càn loại bỏ thức ăn thừa.
- Súc miệng bằng nước muối là cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn khi có dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm và các vật dụng tương tự khác.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho răng hoặc các thức uống chứa nhiều cồn: Rượu, bia, thuốc lá,...
Để chữa hôi miệng hiệu quả bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, lựa chọn phương pháp chữa hôi miệng phù hợp với tình trạng riêng biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét