Nụ cười của bạn làm lộ ra phần lợi dưới chân răng khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp, bệnh lý cười hở lợi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm nụ cười của bạn thiếu thẩm mỹ.
1/ Bệnh lý cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi là gì?
Một nụ cười bình thường khi cười chỉ để hở răng trắng hoặc thêm một phần rất nhỏ của lợi. Cười hở lợi là tình trạng lợi bị lộ ra nhiều hơn bình thường và khoảng cách răng và lợi không tương xứng.
Cười hở lợi không phải là bệnh mà chỉ là một sự kết hợp tạo hình chưa hài hòa giữa môi, lợi và răng ở vùng miệng. tuy nhiên nụ cười hở lợi ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ chung của khuôn mặt khiến nhiều người không may bị cười hở lợi mặc cảm, tự ti, không dám cười hoặc che miệng, không thoải mái khi cười.
Những người cười hở lợi thường không thoải mái, che miệng khi cười
Nguyên nhân cười hở lợi
Cười hở lợi bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, từ đó mà có các kiểu cười hở lợi khác nhau với mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
- Hở lợi do răng gây ra
Chiều cao của răng quá ngắn sẽ tạo ra sự không tương xứng giữa chiều cao răng so với lợi. Cho nên khi cười, môi kéo lên, dù cơ nâng môi hoàn toàn bình thường thì lợi vẫn bị hở ra khá nhiều.
- Hở lợi do xương hàm gây ra
Trường hợp này lại có 2 hướng:
+ Vòm xương phát triển quá mạnh, khớp cắn đối đầu, đưa ra ngoài nhiều dẫn đến tình trạng vừa vâu, vừa hở lợi
+ Xương ổ răng quá dày và gồ khiến cho nướu bị đẩy ra trước
- Hở lợi do nướu
Có 3 tình huống mà lợi gây ra tình trạng cười hở lợi:
+ Lợi phát triển mạnh bẩm sinh khiến cho lợi dài và dày nên cười dễ bị lộ
+ Lợi bám thấp, chiếm quá nhiều chiều cao chân răng tính từ gốc răng
+ Lợi phì đại do sang chấn từ các bệnh lý như viêm lợi...
- Hở lợi do môi
Trường lực cơ vòng môi quá lớn sẽ làm cho môi bị nâng kéo theo chiều lên cao hơn bình thường làm lộ chiều lợi dù tỷ lệ lợi và răng hoàn toàn bình thường và răng hoàn toàn cân đối.
2/ Mẹo chữa cười hở lợi
Dùng tay đẩy chữa cười hở lợi
Cười hở lợi do hàm hô có thể chữa bằng cách dùng tay đẩy. Phương pháp này có thể khắc phục cười hở lợi ở trẻ em dễ dàng hơn người lớn vì ở độ tuổi này, vị trí răng chưa được cố định, răng chưa mọc đầy đủ, tuy vậy đối với người trưởng thành nếu tình trạng răng hô không quá nặng bạn hoàn toàn có thể dùng cách làm răng đều không cần niềng này để trị cười hở lợi hiệu quả.
Phương pháp này vô cùng đơn giản, hàm hô chủ yếu do bị tác động một lực đẩy từ bên trong khiến răng bị hô ra ngoài, nguyên nhân có thể do tật đẩy lưỡi hoặc cắn xé thức ăn khi còn nhỏ gây ra. Bạn mím chặt môi, dùng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón giữa đẩy hàm phía trên vào bên trong, đẩy nhẹ nhàng và giữ tay khoảng 30 giây - 1 phút, thực hiện 2 lần/ ngày.
Mẹo cười không hở lợi
Các bạn bị hở lợi thường cười gượng gạo hoặc chỉ cười mỉm để che khuyết điểm, như vậy sẽ rất không tự nhiên. Một số nghiên cứu cho thấy điểm nhấn của nụ cười không chỉ ở khuôn miệng và hàm răng đều của bạn mà nó còn tập trung khá nhiều ở đôi mắt.
Ánh mắt "có hồn" che khuyết điểm nụ cười hở lợi
Hãy áp dụng cách cười làm cho đôi mắt của bạn có hồn hơn, điều chỉnh các cơ xung quanh mắt sao cho ngay cả khi chỉ hơi mỉm cười thôi thì bạn đã tạo ấn tượng. Đừng cười quá lớn vì như vậy không những làm lộ nụ cười hở lợi mà nó còn khiến đôi mắt bạn trở nên híp tịt lại không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh nữa.
Cùng với đó, hãy kiểm soát cơ môi, bạn chỉ cần nhoẻn miệng cười tập cho nụ cười có hình cung tên, để lộ răng thôi chứ không hở lợi.
Một mẹo vặt khác bạn có thể áp dụng dễ dàng là chọn màu son, một đôi môi hồng nhạt khá phù hợp với những ai không may mắn bị cười hở lợi.
Mẹo cười không hở lợi khá khó áp dụng. Vì đôi khi không kiểm soát được cảm xúc, hoặc quá phấn khích, nụ cười sảng khoái sẽ làm bạn thoải mái nhưng lại để lộ nụ cười hở lợi. Bên cạnh đó nếu mức độ cười hở lợi quá nặng, chỉ cần hơi mỉm cười thì nụ cười trông đã rất mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại thì những phương pháp phẫu thuật cười hở lợi đã ra đời. Khi thực hiện thăm khám và điều trị, chỉ cần xác định nguyên nhân gây cười hở lợi bác sỹ sẽ đưa ra các hướng chỉnh nha phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét