Răng cấm chỉ mọc 1 lần duy nhất và không phải thay thế răng sữa, răng đóng vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai của cả hàm. Răng còn liên kết với các dây thần kinh quan trọng vì vậy một số trường hợp răng cấm bị mất khiến khuôn hàm bị méo, cùng tìm nhiều những thông tin quan trọng về chiếc răng này.
1/ Răng cấm là gì?
Răng cấm là chiếc răng cối số 6, chiếc răng hàm đầu tiên tính từ bên ngoài vào. Răng cấm nằm khá sâu trên cung hàm tuy nhiên lại chịu trọng lực nghiến đè khá lớn trong quá trình ăn nhai, do đó răng cấm là chiếc răng đặc biệt. Nhiều người lầm tưởng răng số 6 với răng khôn là một, nhưng không phải như vậy.
Hình ảnh minh họa vị trí răng cấm trên cung hàm và thời điểm mọc răng
Răng cấm xuất hiện khá sớm, thời điểm mọc răng cấm là khi 6 - 7 tuổi, cung hàm sẽ hoàn thiện bởi 4 răng cấm. Do đó mà các bậc phụ huynh khi đọc bài viết cần hết sức lưu ý và đừng bỏ qua những thông tin hữu ích bên dưới của chúng tôi.
2/ Răng cấm đau phải làm sao?
Do quá trình đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính nên răng cấm dễ bị tổn thương như vỡ mẻ, sâu hoặc viêm tủy. Điều này gây ra những cơn ê buốt và đau đớn cho người bệnh, có thể dẫn đến chán ăn, đau đầu cơ thể suy nhược.
Hàn trám có thể khắc phục nhiều khuyết điểm của răng cấm bệnh lý, hiệu quả rất cao
- Răng cấm sâu nhẹ: Cách chữa đau răng cấm bằng biện pháp hàn trám, trám bít xoang sâu, ngăn ngừng vi khuẩn xâm lấn, làm hư hại răng.
- Răng cấm khi sâu quá nặng: Hàn trám inlay/ onlay để khôi phục hình thể răng chắc chắn hơn. Ngoài ra, rất có thể nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng cấm nếu không thể bảo tồn.
- Răng cấm viêm quanh răng: điều trị nha chu để khích thích nướu ôm sát lấy cổ răng, tạo điều kiện cho răng chắc khỏe hơn và không bị lung lay nữa.
3/ Răng cấm có nhổ được không?
- Đối với trẻ nhỏ:
Khi răng cấm lung lay hoặc có dấu hiệu nong khỏi tổ chức quanh răng thì có thể tiến hành nhổ răng cấm cho trẻ. Tuy nhiên, việc này cần tiến hành ở một cơ sở nha khoa uy tín, tự nhổ răng cấm ở nhà có thể gây ra những biến chứng không tốt, như là:
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý về răng cấm nhất do vệ sinh và ăn uống thiếu khoa học
+ Viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng
+ Răng cấm chưa rụng thì răng vĩnh viễn đã mọc lên, khiến răng mọc lệch.
+ Nhổ răng đau nhức khiến bé chán ăn, cơ thể mệt mỏi, học tập giảm sút.
- Đối với người trưởng thành
Răng cấm do bị sâu rặng, viêm tủy nặng hoặc vỡ mẻ quá nhiều không thể khắc phục được thì nhổ răng cấm là điều cần thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý sau khi nhổ răng cần tiến hành trồng răng giả để việc đảm bảo hoạt động ăn nhai và thẩm mỹ. Hiện nay, công nghệ trồng răng giả rất phát triển có thể khôi phục răng đã khuyết tối đa như: trồng răng sứ hay cấy ghép implant.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình, nhận thêm tư vấn của bác sỹ.
4/ Những lưu ý về chăm sóc răng cấm
Chăm sóc răng cấm thế nào để luôn đảm bảo khả năng ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao
➤ Răng cấm khỏe mạnh:
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và chất kích thích, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ rất dễ sâu răng cấm trong giai đoạn răng sữa.
- Thực hiện đánh răng đúng cách
- Không cho con cắn, ngậm các vật cứng hoặc đồ chơi gây tổn thương lên răng cấm.
- Lưu ý đến quá trình thay răng cấm vĩnh viễn để có những điều chỉnh kịp thời khi có phát sinh.
➤ Răng bệnh lý:
- Cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được tiến hành thăm khám và điều trị. Có như vậy, răng cấm mới được xử lý dứt điểm và tiết kiệm thời gian đi lại.
➤ Răng cấm đã qua điều trị:
- Ngoài những điểm cần lưu ý đã nêu ở trên thì cần lưu tâm đến chất lượng phục hình sau khi xử lý. Bất kỳ những sai lệch hoặc những biến chứng nào xảy ra cần thông báo ngay cho đơn vị nha khoa thực hiện.
+ Mão không khít viền nướu gây hôi miệng, đau nhức răng
+ Miếng trám bị bong bật khỏi mô răng cũ, vật liệu không thích ứng.
+ Trám Onlay/Inlay bi tách ra và xô xệch
+ Sau khi lấy cao răng bị nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh,…
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến răng cấm và các dịch vụ nha khoa, bạn vui lòng điền câu hỏi theo form đăng ký, hoặc gọi vào số 19006900 để nghe tư vấn trực tiếp từ bác sỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét